2.1.12
Miệt mài “gieo chữ” nơi vùng cao
Bạn thích tin vui này chứ?
Những ngày cuối năm, đặt chân lên vùng cao huyện Như Xuân (Thanh Hóa), chứng kiến tận mắt cảnh sống của những giáo viên miệt mài bám bản “gieo mầm” những ước mơ cho học sinh vùng cao mới thấm thía nỗi nhọc nhằn, cơ cực của họ.
Con đường gập ghềnh với những con dốc dựng đứng đưa chúng tôi đến với xã Thanh Lâm, huyện miền núi Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Đây là một xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện miền núi này, toàn xã có 658 hộ với gần 3.000 nhân khẩu, trong đó có tới 345 hộ thuộc diện nghèo. Nơi đây chủ yếu là đồng bào dân tộc Thái, địa bàn rừng núi hiểm trở, đường xá đi lại khó khăn nên đời sống bà con gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn...
Chính vì lẽ đó, việc học hành của học sinh (HS) nơi đây cũng khó khăn không kém. Nhưng bằng lòng nhiệt huyết của mình, những thầy cô giáo đã không quản ngại khó khăn, thiếu thốn, hàng ngày miệt mài dạy con chữ cho học trò.
Chúng tôi ghé thăm Trường THCS Thanh Lâm vào những ngày cuối năm, đón chúng tôi là thầy Trương Văn Thanh, hiệu trưởng nhà trường, người đã có hơn 15 năm công tác trong ngành giáo dục và cũng chừng ấy năm, thầy gắn bó với bà con vùng cao.
Thầy Thanh chia sẻ: “Tôi còn nhớ như in ngày đặt chân lên với vùng đất sáu Thanh này (là 6 xã có cùng cùng vần Thanh - PV), tài sản không có gì đáng giá ngoài một chiếc xe đạp cà tàng, mấy bộ quần áo… Lúc đầu khi chưa đến đây thì hăm hở lắm, đến nơi rồi mới thấy sợ cuộc sống nơi đây”.
Giọng thầy Thanh trầm xuống khi nghĩ về những ngày đầu gian khổ gieo chữ nơi miền sơn cước này: “Khi đến đây, cơ sở vật chất chẳng có gì, những người như chúng tôi phải ở nhờ nhà dân quanh trường, trường lớp thì toàn bằng tranh tre, nứa lá, các em học sinh thì đói nghèo, vất vả. Khổ nhất là mọi sinh hoạt nơi đây đều phải tự cung tự cấp là chính, do đường xá khó khăn, biệt lập với trung tâm huyện”.
“Có lên đây, ăn ở với dân, sống với các em học sinh mới thấu hết được những cảnh khổ của đồng bào các dân tộc vùng cao này. Nhiều thầy cô không chịu được cuộc sống khổ cực, dạy được một thời gian thì chuyển đi nơi khác, thậm chí có người còn bỏ cả nghề vì không sống được với vùng đất “cái gì cũng thiếu”, điện không, nước sinh hoạt không…, muốn có nước dùng phải đi vào tận trong núi cách trường 2 - 3km để gánh nước, tối đến muốn soạn giáo án phải dùng nến, dùng đèn dầu” - thầy Thanh cho biết thêm.
Sau bao nhiêu năm cắm bản gieo chữ, giờ thầy Thanh như đã trở thành một người dân bản địa thực thụ, thầy đã thuộc làu từng con đường, từng thôn bản, từng nóc nhà của những bản làng. Sự học ở vùng cao đã có nhiều đổi thay khi các chương trình 134, 135 của Chính phủ đến được với vùng cao, trường lớp đã được kiên cố hóa, đường xá đi lại thuận lợi hơn…
Tuy nhiên cuộc sống ở vùng cao vẫn còn đó những khó khăn, gian khổ. Đời sống GV vẫn "thừa sự thiếu thốn, thiếu sự đủ đầy", nhiều GV còn hưởng mức lương thấp, đặc biệt là những GV hợp đồng với đồng lương chỉ 816.000đ/tháng. Với đồng lương đó lo cho bản thân đã khó chứ nói gì đến gia đình, con cái... Nhưng có lẽ tình yêu nghề, niềm vui được truyền con chữ cho những đứa trẻ nơi đây đã tiếp thêm sức mạnh và niềm tin cho họ.
Thầy giáo Đỗ Trọng Tư, GV dạy môn Toán của trường, đón chúng tôi với đôi bàn tay lạnh cóng. Thầy Tư lên vùng cao đã 6 năm, còn vợ con ở huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa). Thường hàng tháng trời thầy mới về thăm gia đình một lần. Căn phòng tập thể nơi thầy Tư ở với bức tường vôi loang lổ, ố màu. Một cái bếp gas cá nhân cùng với vài cái nồi nhỏ nơi góc phòng, đối diện là chiếc giường đơn cũ, chiếc chăn bạc phếch gấp vuông vắn, gọn gàng bên cạnh mấy cuốn sách giáo khoa.
Cũng giống thầy Tư, thầy Trịnh Nam Giang, gia đình ở thành phố Thanh Hóa, thầy Hà Hữu Thu, gia đình ở huyện Nông Cống… và rất nhiều các thầy cô khác trong trường đang vượt lên những khó khăn hàng ngày để gieo con chữ cho các em HS.
Con đường gập ghềnh với những con dốc dựng đứng đưa chúng tôi đến với xã Thanh Lâm, huyện miền núi Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Đây là một xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện miền núi này, toàn xã có 658 hộ với gần 3.000 nhân khẩu, trong đó có tới 345 hộ thuộc diện nghèo. Nơi đây chủ yếu là đồng bào dân tộc Thái, địa bàn rừng núi hiểm trở, đường xá đi lại khó khăn nên đời sống bà con gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn...
Chính vì lẽ đó, việc học hành của học sinh (HS) nơi đây cũng khó khăn không kém. Nhưng bằng lòng nhiệt huyết của mình, những thầy cô giáo đã không quản ngại khó khăn, thiếu thốn, hàng ngày miệt mài dạy con chữ cho học trò.
Đường lên Trường THCS Thanh Lâm (huyện miền núi Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa).
Chúng tôi ghé thăm Trường THCS Thanh Lâm vào những ngày cuối năm, đón chúng tôi là thầy Trương Văn Thanh, hiệu trưởng nhà trường, người đã có hơn 15 năm công tác trong ngành giáo dục và cũng chừng ấy năm, thầy gắn bó với bà con vùng cao.
Thầy Thanh chia sẻ: “Tôi còn nhớ như in ngày đặt chân lên với vùng đất sáu Thanh này (là 6 xã có cùng cùng vần Thanh - PV), tài sản không có gì đáng giá ngoài một chiếc xe đạp cà tàng, mấy bộ quần áo… Lúc đầu khi chưa đến đây thì hăm hở lắm, đến nơi rồi mới thấy sợ cuộc sống nơi đây”.
Giọng thầy Thanh trầm xuống khi nghĩ về những ngày đầu gian khổ gieo chữ nơi miền sơn cước này: “Khi đến đây, cơ sở vật chất chẳng có gì, những người như chúng tôi phải ở nhờ nhà dân quanh trường, trường lớp thì toàn bằng tranh tre, nứa lá, các em học sinh thì đói nghèo, vất vả. Khổ nhất là mọi sinh hoạt nơi đây đều phải tự cung tự cấp là chính, do đường xá khó khăn, biệt lập với trung tâm huyện”.
“Có lên đây, ăn ở với dân, sống với các em học sinh mới thấu hết được những cảnh khổ của đồng bào các dân tộc vùng cao này. Nhiều thầy cô không chịu được cuộc sống khổ cực, dạy được một thời gian thì chuyển đi nơi khác, thậm chí có người còn bỏ cả nghề vì không sống được với vùng đất “cái gì cũng thiếu”, điện không, nước sinh hoạt không…, muốn có nước dùng phải đi vào tận trong núi cách trường 2 - 3km để gánh nước, tối đến muốn soạn giáo án phải dùng nến, dùng đèn dầu” - thầy Thanh cho biết thêm.
Thầy Thanh đưa chúng tôi đi thăm cơ sở vật chất của trường.
Sau bao nhiêu năm cắm bản gieo chữ, giờ thầy Thanh như đã trở thành một người dân bản địa thực thụ, thầy đã thuộc làu từng con đường, từng thôn bản, từng nóc nhà của những bản làng. Sự học ở vùng cao đã có nhiều đổi thay khi các chương trình 134, 135 của Chính phủ đến được với vùng cao, trường lớp đã được kiên cố hóa, đường xá đi lại thuận lợi hơn…
Tuy nhiên cuộc sống ở vùng cao vẫn còn đó những khó khăn, gian khổ. Đời sống GV vẫn "thừa sự thiếu thốn, thiếu sự đủ đầy", nhiều GV còn hưởng mức lương thấp, đặc biệt là những GV hợp đồng với đồng lương chỉ 816.000đ/tháng. Với đồng lương đó lo cho bản thân đã khó chứ nói gì đến gia đình, con cái... Nhưng có lẽ tình yêu nghề, niềm vui được truyền con chữ cho những đứa trẻ nơi đây đã tiếp thêm sức mạnh và niềm tin cho họ.
Thầy giáo Đỗ Trọng Tư, GV dạy môn Toán của trường, đón chúng tôi với đôi bàn tay lạnh cóng. Thầy Tư lên vùng cao đã 6 năm, còn vợ con ở huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa). Thường hàng tháng trời thầy mới về thăm gia đình một lần. Căn phòng tập thể nơi thầy Tư ở với bức tường vôi loang lổ, ố màu. Một cái bếp gas cá nhân cùng với vài cái nồi nhỏ nơi góc phòng, đối diện là chiếc giường đơn cũ, chiếc chăn bạc phếch gấp vuông vắn, gọn gàng bên cạnh mấy cuốn sách giáo khoa.
Cũng giống thầy Tư, thầy Trịnh Nam Giang, gia đình ở thành phố Thanh Hóa, thầy Hà Hữu Thu, gia đình ở huyện Nông Cống… và rất nhiều các thầy cô khác trong trường đang vượt lên những khó khăn hàng ngày để gieo con chữ cho các em HS.
Chỉ còn chưa đầy một tháng nữa là đến Tết Nhâm Thìn, khi chúng tôi hỏi về việc thưởng hay quà Tết cho các cán bộ GV ở đây thì thầy Thanh cho biết, công đoàn hỗ trợ số tiền 50 ngàn đồng đến 100 ngàn đồng cho mỗi GV. Vậy mà các thầy cô nơi đây còn trích từ đồng lương của mình một số tiền nhỏ để mua quà tặng cho những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mỗi dịp Tết đến xuân về.
Chia tay các thầy cô giáo Trường THCS Thanh Lâm - những người vẫn ngày đêm miệt mài bám bản, bám làng mà chúng tôi thấy ấm lòng giữa cái rét thấu xương nơi miền sơn cước. Những tháng ngày phía trước, các thầy cô nơi đây vẫn cần mẫn, miệt mài ươm mầm ước mơ cho những trẻ nghèo vùng cao…
Theo Dan Tri
"Cuộc sống tươi đẹp" là thông điệp mà BÁO TIN VUI muốn gửi gắm
Hãy góp phần làm cho cuộc sống tươi đẹp hơn bằng cách chia sẻ bài viết này hoặc trở thành cộng tác viên của BÁO TIN VUI. Chúng tôi luôn chào đón tất cả các bạn.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
0 Responses to “Miệt mài “gieo chữ” nơi vùng cao”
Post a Comment